Cách xác định ưu – nhược điểm bản thân trước phỏng vấn

Nếu có khuyết điểm đặc biệt nào mâu thuẫn với phần yêu cầu từ công việc mới, cố gắng giải thích

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất của nhà tuyển dụng là “Hãy cho tôi biết mặt mạnh lẫn mặt yếu của anh/chị!”. Và khi bị chất vấn về điểm yếu, ứng viên thường tập trung vào những chi tiết tác động xấu đến “hình tượng” bản thân .

Các bước bên dưới sẽ giúp bạn dễ dàng xác định ưu và khuyết điểm của mình và “ghi bàn” ngay cả khi đang đề cập đến mặt kém lợi thế.

Bước 1: “Sục sạo” Internet

Một trong những cách dễ nhất để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu là thông qua một bài trắc nghiệm tính cách mà bạn dễ dàng tìm thấy trên mạng. Kết quả sẽ cho biết những mặt ưu-khuyết của bạn một cách ngắn gọn. Nếu là thành viên của một mạng xã hội, vài trình ứng dụng như: Tính cách của bạn thuộc loại nào, Màu sắc bạn thích nói lên tính cách, Bạn nên học ngành gì…, biết đâu sẽ giúp ích.

Bước 2: Ghi chú điểm mạnh lẫn điểm yếu

Thoải mái tiếp nhận những kết quả phân tích “cho vui thôi mà” và khám phá thêm bản thân qua bản trắc nghiệm. Đừng lo lắng về các từ ngữ được sử dụng hay lẩn tránh đặc tính không hay nào đó, chỉ cần ghi chú lại bất cứ điều gì mô tả và phản ánh đúng tính cách của bạn.

Bước 3: Phân tích điểm mạnh

Hãy bắt đầu từ khía cạnh tích cực. Nhìn lại phần ghi chú và tìm ra các mặt mạnh khớp với bảng mô tả công việc mà bạn nộp đơn đăng ký. Có thể bạn đã biết những điều này là ưu điểm của mình, nhưng bạn đang cần thêm nhiều từ ngữ để diễn tả nó thật sáng tạo.

Nhớ tập trung vào các điểm thiết thực cho việc làm trong tương lai. Ví dụ thực tế cũng rất quan trọng nên đừng quên liệt kê chúng bên cạnh phần ưu điểm của bạn.

Bước 4: Biến điểm yếu thành điều gây ấn tượng

Tất cả chúng ta đều có khuyết điểm và quan trọng là nên thành thật khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng trong tình huống này. Các trắc nghiệm tính cách ít nhiều cũng đã cho bạn thông tin hữu ích. Đây là lúc phải lồng mặt tích cực vào những điểm yếu đó.

Nếu có khuyết điểm đặc biệt nào mâu thuẫn với phần yêu cầu từ công việc mới, cố gắng giải thích bạn đang làm cách gì để khắc phục nó. Ví dụ: “tôi hay tập trung quá vào tiểu tiết nên đã tự rèn cho mình thói quen thường xuyên cân nhắc và nhìn lại tổng thể”, hoặc “đồng nghiệp bảo tôi cần thả lỏng hơn khi trình bày một vấn đề trước tập thể, vì thế tôi tập chuẩn bị thật kĩ để gạt bỏ cảm giác hồi hộp và lo âu”…

Bước 5: Mạnh dạn thể hiện bản thân

Đã tới lúc “xông trận”! Giờ bạn có thể đến dự trong trạng thái điềm tĩnh, tự tin và sẵn sàng “chiến đấu” trước ban tuyển dụng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *